Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

Quản lý dòng tiền, bí quyết để tự do tài chính

 

Từ những trải nghiệm của chính bản thân và quan sát các bạn đồng nghiệp. Tôi nhận thấy: có nhiều doanh nhân nỗ lực làm việc, đam mê với sự nghiệp của mình, họ đạt được thu nhập rất tốt nhưng cuối cùng vẫn gặp khó khăn về tài chính. Tôi lại càng ngấm câu nói của T. Harv Eker "Thói quen quản lý tiền bạc của bạn quan trọng hơn số tiền". Nhân đọc cuốn "Bí quyết tư duy thịnh vượng" của T. Harv Eker, tôi xin chia sẻ với các bạn  về kế hoạch tài chính mà tôi đang nghiêm túc áp dụng cũng như thường xuyên chia sẻ với những người bạn của mình: "Thước đo thực sự của giàu có là tổng tài sản"

Bốn thành phần quyết định tổng tài sản của bạn:
1. Thu nhập
2. Tiền tiết kiệm
3. Các khoản đầu tư
4. Sự “đơn giản hóa”

Hướng tới Tự do tài chính

Phương pháp quản lý tiền bạc cá nhân JARS được phát minh bởi T. Harv Eker (tác giả quyển Secret of Millionaire Mind), là bậc thầy về diễn thuyết, đã thiết kế hàng chục khoá học ngắn và dài hạn về phát triển cá nhân. Ông được mệnh danh là “trainer of trainers”.

Phương pháp JARS là phương pháp những cái hũ, bởi tiền của bạn sẽ được chia đều cho 6 cái hũ tượng trưng cho 6 tài khoản cá nhân.


Hãy hình dung khi bạn nhận được thu nhập mỗi tháng (có thể là tiền lương, hoặc tiền từ bố mẹ, hoặc bất cứ nguồn thu nào khác, ít hay nhiều không quan trọng). Số tiền đó sẽ được chia cho các hũ được đánh dấu như sau với số phần trăm tương ứng.
  • Necessities (NEC) - Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
  • Long term saving for spending account (LTSS) - Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
  • Education account (EDU) - Tài khoản giáo dục 10%
  • Financial Freedom Account (FFA) - Tài khoản tự do tài chính 10%
  • Play - Tài khoản hưởng thụ 10%
  • Give - Tài khoản từ thiện 5%
Khi bạn nhìn vào những tài khoản trên, có thể bạn sẽ thắc mắc là có vẻ một số tài khoản nó hơi trùng lập với nhau, nhưng thật sự thì mỗi tài khoản đều có mục đích và tác dụng riêng đấy.

1. Necessities (NEC) - Tài khoản chi tiêu cần thiết 55%
Đây là tài khoản tiêu dùng cho những chi phí cần thiết của bạn, như là ăn uống đi lại, kể cả mua sắm những thứ cần thiết cho bản thân. Có thể bạn sẽ thắc mắc là nhu cầu mỗi người khác nhau, liệu 55% có thể đủ hay không. Thật sự là thống kê cho thấy thì 55 - 60% này sẽ là đủ cho bạn, nếu bạn thấy bạn cần hơn, chứng tỏ việc chi tiêu của bạn chưa đủ hợp lý.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn biết được giới hạn chi tiêu của mình là bao nhiêu, từ đó bạn sẽ thay đổi lối sống cho phù hợp. Còn khi bạn chưa bao giờ lên kế hoạch rõ ràng, bạn thường sẽ chi tiêu vô tội vạ và lấn vào các tài khoản khác.

2. Long term saving for spending account (LTSS) - Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng cho tương lai 10%
Tài khoản này bạn sẽ phải để đó một khoản thời gian khá lâu để cho những chi tiêu lớn trong tương lai. Ví dụ như khi còn đi học, bạn muốn sắm con điện thoại mới, hay con laptop, thì đây là khoản bạn để dành cho những chi tiêu đó (vì nó lớn đối với bạn). Còn khi bạn đã đi làm, thì khoản này để cho bạn dành dụm mua những món lớn hơn, như là sắm xe, mua nhà, dành dụm cho đám cưới v.v…
Tác dụng của tài khoản này là để bạn thấy rõ được mục đích mình nhắm tới là gì, và tiết kiệm tiền từ từ cho việc đó. Những khoản chi tiêu lớn này bạn cần có kế hoạch lâu dài, chứ không nên là tới lúc đó mới dùng hết tiền của mình đi mua, rồi nó sẽ ảnh hưởng tới những khoản chi tiêu khác.

3. Education account (EDU) - Tài khoản giáo dục 10%
Đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, tức là để cho bạn nâng cấp bản thân. Tài khoản này có thể được chi tiêu vào các khoản như cho các khoá học nâng cấp bản thân, mua sách vở tài liệu học tập. Và hãy nhớ đây là tài khoản giáo dục cho chính bạn, bạn phải chi tiêu hợp lý để nâng cấp bản thân liên tục, có như vậy bạn mới đảm bảo được giá trị bản thân.
Tác dụng của tài khoản này là bắt bạn phải liên tục đầu tư vào chính bản thân mình, bởi đây sẽ là khoản đầu tư sinh lời nhất của bạn.

4. Financial Freedom Account (FFA) – Tài khoản tự do tài chính 10%
Có thể khái niệm này rất mới đối với bạn, nói đơn giản thì đây là tài khoản dùng để đầu tư. Có nhiều cách để đầu tư (mình sẽ nói rõ hơn thông qua những chủ đề khác) nhưng ví dụ bạn có thể dùng để chơi chứng khoán, hoặc để dành khi nào nhiều nhiều có thể hùn hạp làm ăn với bạn bè, mở một cửa hàng nhỏ, thậm chí là để mở công ty.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn lúc nào cũng có sẵn một số tiền cho những mục đích đầu tư trong tương lai, chứ không phải tới lúc đó bạn mới đi gom tiền. Và lý do mà tên tài khoản này là Financial Freedom, bởi vì chỉ có đầu tư (hợp lý và hiệu quả) thì mới có thể giúp bạn làm giàu, và đạt được tới Financial freedom, khi mà mọi chi tiêu của bạn sẽ được những lợi tức từ đầu tư chi trả hết, lúc đó bạn không cần phải đi làm nhưng vẫn có thể sống thoải mái.

5. Play - Tài khoản hưởng thụ 10%
Vâng, đây thật sự là tài khoản để bạn thoả mãn những nhu cầu xa xỉ của bản thân bạn. Có thể bạn cần một cái áo mới (chỉ là tại vì bạn thích, chứ không phải vì nhu cầu), mua đĩa game, đĩa nhạc mới. Thậm chí là để đi du lịch, ăn uống bù khú với bạn bè. Và hãy nhớ, đây là khoản tiêu xài BẮT BUỘC mỗi tháng, cho dù bạn đang cực kỳ dè sẻn chi tiêu, nhưng phải luôn để ra một khoản cho chính bản thân bạn. Khoản này có thể gom lại vài ba tháng để xài một lần, nhưng bạn không được để đó quá lâu.
Tác dụng của tài khoản này là để cho bạn thưởng cho bản thân (sau một tháng cực khổ kiếm ra tiền), và chỉ có như vậy bạn mới thấy tiền mình kiếm ra, mình được hưởng thụ, thi bạn sẽ có nhiều động lực để kiếm thêm nhiều tiền hơn.

6. Give - Tài khoản từ thiện 5%
Đây là tài khoản để bạn cho người khác, có thể là đi quyên góp từ thiện, giúp các trẻ em nghèo. Có rất nhiều những hoạt động mà bạn có thể dành số tiền này vào... 
Tác dụng của tại khoản này là theo Law of attraction, khi bạn cho đi, bạn sẽ được nhận về… giúp được người khác bạn tất nhiên sẽ vui hơn nhiều, nhưng với chính bản thân bạn, nó cũng sẽ giúp cho bạn nhận được những món tiền nhiều hơn trong tương lai.

Vậy bây giờ làm sao để bắt đầu luyện tập phương pháp JARS?
Hãy dành ra thời gian để ngồi tính toán lại tiền bạc cá nhân của chính bạn.

Đầu tiên hãy ghi ra số tiền bạn sẽ có mỗi tháng là bao nhiêu, rồi chia đều cho các tài khoản theo tỉ lệ nêu trên

Đối với FFA, hãy nhân số tiền mình sẽ có mỗi tháng với 6 tháng, 1 năm, 3 năm. Mục tiêu là để bạn sẽ có được trong đầu số tiền mình có thể dùng để đầu tư trong giai đoạn 6 tháng sắp tới, hay 1 hoặc 3 năm tới là bao nhiêu. Khi đã có con số trong đầu, bạn sẽ dễ dàng kiếm được chỗ thích hợp cho nó. Còn hiện tại thì có thể bạn ra mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng, để mỗi tháng bạn sẽ bỏ vào đúng số tiền trong FFA vào đó. Nếu bạn chưa có dự định đầu tư trong tương lai gần, có thể bạn để tiết kiềm dài hạn để có được lãi suất tốt hơn.

Đối với LTSS, bạn hãy đặt cho mình một mục tiêu trong tương lai là bạn sẽ phải mua cái gì đó có giá trị khá lớn. Rồi từ LTSS bạn có mỗi tháng, hãy tính thử trong bao lâu bạn sẽ có đủ, từ đó hãy đặt quyết tâm với bản thân để hướng tới mục tiêu đó.

Còn EDU, nếu trước mắt bạn không có những dự tính lớn lao (như đóng tiền để tham dự những khoá học này kia) thì hay nghĩ xem những sách vở tài liệu gì bạn có thể mua được để đọc, học hỏi và nâng cấp bản thân (ví dụ như để mua Tôi tài giỏi chẳng hạn). Hãy nhớ, bây giờ bạn đã có một khoản cho chuyện đó, nên phải tự thúc đẩy chính bản thân mình phải tìm tòi học hỏi nhiều hơn nữa. Kiến thức không bao giờ free, bây giờ bạn đã có tiền, tại sao không đi mua thêm kiến thức cho mình.

Với NEC, hiện giờ bạn đã biết giới hạn chi tiêu cần thiết hàng tháng của mình là bao nhiêu, bạn có thể so sánh với trung bình tiêu xài của bạn trước giờ, nếu nó nhiều hơn số tiền bạn có trong NEC, thì hãy bắt đâu ngồi suy nghĩ để cắt giảm chi tiêu của mình. Chắc chắn khi ngồi tính lại, bạn sẽ thấy được những khoản không cần thiết mà bạn có thể hoàn toàn bỏ đi, và nhất là khi bạn đã có một con số cụ thể làm giới hạn, bạn sẽ rất dễ dàng điều chỉnh lại thói quen tiêu xài.

Chắc chắn đa số sẽ rất hứng thú với PLAY, bởi vì đây là để bạn hưởng thụ bản thân mình. Hay tiêu xài cho nó thật hợp lý (bởi nó cũng không quá nhiều), và cho đáng công sức mình đã bỏ ra (bởi vì nó sẽ đủ để bạn tự thưởng cho chính mình). Nếu bạn có dự tính du lich, hoạc cần nhiều hơn khoản PLAY cho phép hàng tháng, có thể để dành vài tháng cho tới khi đủ rồi bạn sẽ xài chúng một lần, nhưng phải nhớ là khoản này phải được chi, bạn đừng nên quá tiết kiệm đối với bản thân mình.

Và GIVE thì là khoản để bạn có thể làm những việc từ thiện mình muốn làm, nhưng chưa bao giờ thấy đủ tiền, còn bây giờ bạn đã có một khoản riêng, hãy đi giúp người khác, có thể là bạn bè xung quanh, có thể là người xa lạ, nhưng mà sự giúp đỡ nó sẽ nối tiếp và nhân đôi từ người này qua người khác, hãy là người gieo những hạt giống đầu tiên.

RichdaDiep, sưu tầm từ nguồn: http://www.kehoachcuocdoi.com/

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

Con đường nào dẫn bạn tới tự do tài chính?


  • Mức thu nhập hiện tại của bạn có đủ trang trải cho các khoản phí sinh hoạt hàng tháng và dự phòng cho những rủi ro có thể phát sinh?
  • Nếu bạn ngừng làm việc, bạn sẽ duy trì được mức sống hiện tại trong vòng bao lâu?
  • Bạn có dành được khoản tiền tiết kiệm nào không? Và khoản đó liệu có đủ để gây quỹ cho tương lai của bạn khi bạn về già?
  • Bạn có hài lòng với cuộc sống hiện tại?
  • Bạn có bao giờ hình dung về lối sống mà bạn mơ ước?
  • Làm thế nào bạn có đủ tiền để chi trả cho cuộc sống đó?
  • Mục tiêu tài chính của bạn trong 10 năm, 20 năm, 30 năm tới là gì?
  • Với cách thức đầu tư hiện tại, bạn có thể đạt được mục tiêu tài chính đó?
  • Làm thế nào để tránh được những rủi ro trong đầu tư?
  • Thế mạnh và giá trị của bạn là gì?
  • Làm thế nào để khai thác và phát huy được những thế mạnh và giá trị đó trong lộ trình làm giàu của riêng bạn?
  • Liệu bạn có thể đảm bảo một tương lai Giàu có và Hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân yêu?
  • Bạn có thể giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh và nghèo khó bất kỳ khi nào bạn muốn với tất cả nguồn lực mà bạn đang sở hữu?
Đó là những câu hỏi mà bạn cần phải trả lời trên con đường kiếm tìm tự do tài chính. Bạn sẽ không thể tiến về phía trước khi không biết mình đang đứng ở đâu và không biết mục tiêu của mình là gì? Bạn cũng khó có thể chinh phục được mục tiêu khi không hiểu rõ những sở trường, sở đoản của mình. Hãy nhớ rằng, con đường và cách thức làm giàu của mỗi người là hoàn toàn khác biệt và không thể rập khuôn. Khi đào xới, khám phá những giá trị riêng của bản thân, bạn sẽ tìm ra con đường làm giàu phù hợp nhất với mình. Bởi vì, dù có tuân theo những quy luật và phương pháp tư duy chung, lộ trình kiếm tìm Thành công và Hạnh phúc của bạn vẫn bị chi phối bởi những yếu tố cá nhân: khái niệm Giàu có theo định nghĩa của riêng bạn, những giá trị mà bạn coi trọng, sức mạnh nội tâm mà bạn sở hữu, những kỹ năng và tuyệt chiêu mà chỉ bạn mới có,